Powered By Blogger

Thứ Sáu, 11 tháng 5, 2012

lẽ âm dương f2

PHẦN 2


Trước khi đi vào phần 2 tôi xin liệt kê một số từ ngữ thường được dùng khi nói về Ngũ hành
• Tương sinh có nghĩa : phù trợ . làm cho tốt hơn , dễ dàng hơn …
• Tương khắc có nghĩa : ngược lại với tương sinh , gây khó khăn , cản trở , phá rối …
• Tương hòa có nghĩa : không có ảnh hưởng tức là không làm cho xấu đi cũng không làm cho tốt hơn . ( cũng thường được gọi là bình hòa )
• Tương sinh lại chia ra sinh nhập và sinh xuất
# sinh nhập có nghĩa nhận được sự phù trợ từ nơi khác do đó được hưởng cái tốt toàn vẹn
# sinh xuất có nghĩa cho đi sự phù trợ của mình như vậy người khác được hưởng còn mình bị hao tổn công lực
• Tương khắc cũng chia ra khắc nhập và khắc xuất
• # khắc nhập có nghĩa mình phải nhận sự khắc chế , cản trở bất lợi từ nơi khác đến
• # khắc xuất có nghĩa minh gây khó khăn bất lợi cho nơi khác .

Ví dụ
• A tương sinh B thì A là sinh xuất và B là sinh nhập
• C tương khắc D thì C là khắc xuất va D là khắc nhập

Nếu so về lợi hại trong các trường hợp trên thì
tốt nhất là : sinh nhập đó là kiểu ngồi mát ăn bát vàng , bất chiến tự nhiên thành
sau đó khắc xuất : thành công nhưng phải tranh đấu , có làm mới có ăn .
Xấu nhất là khắc nhập : bị khống chế , bị người hạ thê thảm ,
và ít xấu hơn là sinh xuất : tự mình làm cho người khác ăn , tự mình làm lợi cho đối phương

" ĐỂ ĐƯỢC THUẬN TIỆN HƠN TƯƠNG SINH XIN ĐƯỢC VIẾT TẮT LÀ “ SINH “ VÀ TƯƠNG KHẮC VIẾT TẮT LÀ “ KHẮC “






SƠ LƯỢC VỀ THUYẾT NGŨ HÀNH


Theo truyền thuyết khoảng hơn 4000 năm về trước vua Phục Hy bên Tầu đã vẽ ra bảng “ Hà đồ lạc thư “ sau khi ông trông thấy những chấm đen và trắng trên lưng 1 con Long Mã , ông về vẽ lại rồi nhìn , ngắm bảng Hà đồ lạc thư này mà suy ngẫm giải thích sự tạo thành cùng sự vận chuyển của vũ trụ và từ đó thuyết Ngũ hành ra đời .
Theo thuyết này thì luân chuyển trong vũ trụ có 5 hành có tên KIM MỘC THỦY HỎA THỔ không ngừng tương tác lẫn nhau , lúc thì khắc chế, khi tương hòa , khi phù trợ ..lẫn nhau tạo ra một vũ trụ chuyển biến không ngừng .
Vật chất trong vũ trụ cũng được được phân loại theo các hành này chúng có thể tạo bởi một phần của ngũ hành nhưng cũng có thể là một sự cấu kết của 2 hay 3 …phần của ngũ hành .

Trong bảng dưới ý nghĩa va một vài đặc tính chất tiêu biểu của mỗi hành được liệt kê :


Hành........ Mộc.......... Hỏa..........Thổ.......... Kim.......... Thủy
Vật chất....Cây, gỗ.... Lửa.......... Đất.......... Kim loại.... Nước
Màu.......... Lục........... Đỏ........... Vàng........ Trắng....... Đen
Vị............. Chua........ Đắng........ Ngọt......... Cay.......... Mặn
Mùa.......... Xuân........ Hạ............ Trưởng hạ. Thu......... Đông
Hướng...... Đông........ Nam......... Tru ương...Tây......... Bắc
QTphat tri. Sinh......... Trưởng..... Hóa.......... Thu.......... Tàng
Tạng phủ.. Can..........Tâm,....... Tỳ............ Phế.......... Thận
Phủ.......... Đởm........Tiểutrường..Tam tiêu... Vị............. Đại trường BQ
Ngũ thể.... Cân......... Mạch........ Nhục........ Bì mao..... Cốt tủy
Ngũ quan.. Mắt.......... Lưỡi.......... Miệng....... Mũi........... Tai
Tình chí.... Giận......... Mừng........ Lo............ Buồn........ Sợ


Xem trong bảng tóm lược trên ta có thể nhận thấy từ 4000 ngìn năm trước người xưa đã quan niệm ngũ hành bao trùm mọi khía cạnh : từ sự cấu tạo của vũ trụ với các nguyên tố : gỗ, lửa, đất , kim loại , nước đến phương hướng và sự vận chuyển của trời đất với các mùa : Xuân , Ha, Trưởng hạ, Thu và Đông cũng như tiến trình của đời sống sinh vật qua các giai đoạn : Sinh , Thưởng . Hóa . Thu . Tàn và dĩ nhiên với con người , sinh vật quan trọng trên trái đất thuyết ngũ hành lại càng được khai triển hơn : ta thấy sự hiện diện của nó trong khoa “ cơ thể học va y học cổ truyền đông phương “ như trong bảng trên cũng như các biến động tâm lý cũng không thoát ra ngoài ngũ hành .
Trong nhiều khoa chiêm tinh như Tử vi , Bát tự , Bói dịch …hay khoa Địa lý … Thuyết Ngũ hành cũng đóng một phần rất quan trọng trong phần lý giải .


TƯƠNG SINH VÀ TƯƠNG KHẮC TRONG THUYẾT NGŨ HÀNH

Nếu ta theo thứ tự các hành như sau : KIM-THỦY-MỘC-HỎA-THỔ thì mỗi hành sẽ TƯƠNG SINH VỚI HÀNH ĐỨNG NGAY SAU NÓ và nó sẽ TƯƠNG KHẮC VỚI HÀNH NẰM CÁCH NÓ MỘT HÀNH .

Ví dụ : Kim sinh Thủy nhưng Kim khắc Mộc
………Mộc sinh Hỏa nhưng Mộc khắc Thổ

Để dễ nhớ ta có thể dùng mẹo lý luận như sau :

Kim sinh Thủy vì Kim loại có thể chẩy thành thể lỏng ( khi bị nung )
Kim khắc Mộc vì Sắt đập gẫy Gỗ
Thủy sinh Mộc vì nhờ Nước Cây cỏ tươi tốt
Thủy khắc Hỏa vì Nước làm tắt Lửa
Mộc sinh Hỏa vì Gỗ khi đốt sẽ thành Lửa
Mộc khắc Thổ vì Cây hút hết mầu mỡ của Đất
Hỏa sinh Thổ vì Lửa đốt vật chất thành tro bụi trỏ về thành Đất
Hỏa khắc Kim vì Lửa làm chẩy Kim loại làm biến mất hình dạng của Kim
Thổ sinh Kim vì Đất thường có mỏ Kim loại
Thổ khắc Thủy vì Đất hút hết làm Nước biến mất




THỜI GIAN VÀ MÙA MÀNG PHÂN ĐỊNH THEO THUYẾT NGŨ HÀNH 


Trong thuyết ngũ hành thì chẳng phải chỉ có vật chất có “ hành “ mà cả thời gian , mùa màng , phương hướng cũng được phân định theo ngũ hành , dưới đây là một bảng tóm tắt , trên bảng này có một số chữ được viết tắt , ý nghĩa của các chữ viết tắt đươc hiểu như sau : 

• 1/3 đến 12/3 : xin đọc là từ ngày 1 tháng ba đến ngày 12 tháng ba 
• td có nghĩa. .: thiên về phương Đông 
• tn ………….: thien về phương Nam 
• tt…………...: thiên về phương Tây 
• tb…………..: thiên về phương Bắc 



TÊN THÁNG………….................MÙA……..HÀNH..có. MẦU…………… HƯỚNG 

Giêng ,Hai và 1/3 đến 12/3….Xuân……...Mộc……..Xanh…….Đông bắc tđ và Chính đông 
Từ 13/3 đến hết tháng 3… ….Tứ quí…….Thổ……...Vàng…....Đông nam thiên về Đông 
Tư, Năm và 1/6 đến 12/6……..Hạ………...Hỏa……….Đỏ………...Đông nam tn và Chính nam 
Từ 13/6 đến hết tháng 6….....Tứ quí…….Thổ……….Vàng…….Tây nam thiên về Nam 
Bẩy,Tám và 1/9 dến 12/9…….Thu………..Kim……...Trắng…...Tây nam tt và Chính tây. 
Từ 13/9 đến hết tháng 9……..Tứ quí…….Thổ………..Vàng……Tây bắc thiên về Tây 
Mười, Mười một và 1/12……....Đông……..Thủy……...Đen……..Tây bắc tt và Tây bắc tb 
Đến 12 tháng 12 
Từ 13/12 đến hết tháng 12….Tứ quí…….Thổ………..Vàng…….Đông bắc thiên về Bắc 


Đi xa hơn nữa mỗi ngày đều có hành và trong mỗi ngày thì giờ cũng được phân theo ngũ hành





GIỜ ÂM LỊCH VÀ GIỜ DƯƠNG LỊCH 

Chúng ta hàng ngảy dùng giờ theo Dương lịch , mỗi ngày có 24 giờ nhưng với Âm lịch thì mỗi ngày chỉ có 12 giờ cho nên mỗi giờ Âm lịch bằng 2 giờ dương lịch . Giờ âm lịch được đặt tên theo 12 thú vật như sau : 

TÊN GIỞ..TÊN CỦA THÚ..BẮT ĐẦU TỪ......ĐẾN ...THUỘC HÀNH. ÂM/DƯƠNG 
Tý.................Chuột...........23 giờ..........01 giờ........Thủy...........Dương 
Sửu...............Trâu.............01 giờ..........03 giờ........Thổ............Âm 
Dần...............Cọp..............03 giở.........05 giờ........Mộc............Dương 
Mão...............Mèo..............05 giò........-07 giờ........Mộc.............Âm 
Thìn...............Rồng............07 giờ..........09 giờ........Thổ............Dương 
Tỵ.................Rắn..............09 giờ..........11 giờ........Hỏa............Âm 
Ngọ...............Ngựa............11 giờ..........13 giờ........Hỏa.............Dương 
Mùi................Dê...............13 giờ .........15 giờ........Thổ.............Âm 
Thân..............Khỉ..............15 giở..........17 giờ........Kim.............Dương 
Dậu...............Gà...............17 giờ..........19 giờ........Kim.............Âm 
Tuất..............Chó..............19 giờ..........21 giờ.......Thổ..............Dương 
Hợi................Heo..............21 giờ..........23 giờ.......Thủy............Âm 

Tên các con thú Tý , Sửu , Dần , Mão , Thìn , Tỵ , Ngọ , Mùi , Thân , Dậu , Tuất , Hợi cũng dùng để gọi tên các năm chúng hợp chung lại thành " hàng Chi gồm có : Thập nhị Địa Chi = 12 chi " vì vậy đối với người Việt chúng ta khi được sinh ra trong năm Thìn thì ta nói là người ấy " tuổi Thìn " ..vv.. 12 chi cứ luân chuyển tuần hoàn với thứ tự nhất định trên chi này tiếp nối chi kia không ngừng nghỉ ... 


SỰ PHÂN ĐỊNH HÀNH CỦA BẢN MỆNH ĐỐI VỚI CON NGƯỜI sẽ được trình bầy trong bài sau .



SỰ PHÂN ĐỊNH NGŨ HÀNH ĐỐI VỚI CON NGƯỜI


Tên 12 con thú Tý , Sửu , Dần , Mão , Thìn , Tỵ , Ngọ , Mùi , Thân , Dậu , Tuất , Hợi cũng dùng để gọi tên các năm , chúng hợp chung lại thành " Thập nhị Địa Chi = 12 chi " thường được gọi tắt là “ hàng Chi “ .Trong đời sống hàng ngày người Việt chúng ta gọi 12 chi này nôm na là 12 con giáp cho nên mới có các câu nói đùa để chỉ mấy người có tính khí kỳ dị là “ 12 con giáp chẳng giống con giáp nào ! “
Khi một người được sinh ra trong năm Thìn thì ta nói là người ấy " tuổi Thìn " , sinh ra trong năm Tý thì ta nói rằng người ấy ruổi Tý..vv.. 12 chi cứ luân chuyển tuần hoàn với thứ tự nhất định nêu trên ,chi này tiếp nối chi kia không ngừng nghỉ với một chu kỳ là 12 năm ; do đó năm 2007 là năm Hợi , sau 12 năm thì vào năm : 2007 + 12 = 2019 cũng sẽ là năm Hợi , tuy vậy hai năm Hợi này lại khác nhau : năm 2007 là năm Đinh Hợi còn năm 2019 là năm Kỷ Hợi , sự khác biệt này là kết quả của sự kết hợp giữa hàng Chi và hàng Can mà tôi sẽ trình bầy ở dưới đây :

:Ngoài hàng Chi như đã nói ở trên còn có " Thiên Thập Can = 10 Can " thường được gọi tắt là hàng Can bao gồm các tên Giáp , Ất , Bính , Đinh , Mậu , Kỷ , Canh , Tân , Nhâm , Quý .

Thập Thiên Can và Thập nhị Địa Chi có 60 cách phối hợp với nhau , sự phối hợp này theo qui luật nhất định và có tính tuần hoàn , điều này có nghĩa khi đã qua cách phối hợp thứ 60 thì sẽ hết một vòng và quay trở lại cách phối hợp đầu tiên , và cứ thế tiến trình sẽ được lập lại với chu kỳ 60 năm.

Vì có sự phối hợp giữa hàng Can và hàng Chi nên các người sinh vào năm Tý có thể ở vào một trong 5 nhóm Tý với 5 hành khác.nhau :

Ví dụ

NĂM SINH ……...MỆNH CÓ HÀNH
Giáp tý………………...Kim .
Bính tý………………...Thủy
Nhâm tý……………….Mộc
Mậu tý………………....Hỏa
Canh tý………………..Thổ

Xét như vậy người sinh trong năm Tý cũng sẽ mang 1 trong 5 hành : Kim , Thủy , Mộc , Hỏa , Thổ . điều này cũng xẩy ra vớí tất cả các tuổi khác như Sửu , Dần , ..vv.. , Sự kiện này cũng giúp ta giải thích vì sao sự kết hợp của :

10 Can x 12 Chi không ra 120 cách phối hợp mà chỉ ra có : 5 Hành ( có trong 10 Can vì cứ 2 can có chung một hành ) x 12 Chi = 60 cách phối hợp

Trong mỗi chu kỳ 60 năm đó không có 2 tuổi nào có sự phối hợp của hàng can và hàng chi giống nhau.! Tuy vậy: trong 60 năm ta sẽ gặp 6 lần hành Kim ; 6 lần hành Thủy , 6 lần hành Mộc , 6 lần hành Hỏa và 6 lần hành Thổ .Hỏn nữa 6 hành Kim này cũng sẽ lại khác nhau điều này cũng xẩy ra với các hành còn lại , sự khác biệt đó ta sẽ thấy ngay trong tên gọi các hành nói trên cụ thể là các ví dụ về hành Kim va hành Hỏa ở dưới đây :

Hành Kim có các loại sau :

1/ Hải trung kim = kim ở dưới nước
2/ Bạch lạp kim = kim ở cây cắm chân nến
3/ Kiếm phong kim = kim trên mũi kiếm
4/ Sa trung kim = kim trong cát
5/ Thoa xuyến kim = kim của đồ trang sức
6/ Kim bạch kim = loại hợp kim có mầu trắng

Hành Hỏa có các loại sau :

1/ Tích lịch hỏa = lửa sấm xét
2/ Lô trung hỏa = Lửa trong lò
3/ Thiên thượng hỏa = lửa trên trời
4/ Phú đăng hỏa = lửa của ngọn hải đăng
5/ Sơn hạ hỏa = lửa dưới chân núi
6/ Sơn đầu hỏa = Lửa trên đỉnh núi


Bởi mỗi trong mỗi hành có các nhóm nhỏ như trên nên “ sự sinh khắc giữa các hành trở nên uyển chuyển hơn xin lấy ví dụ
Theo qui luật tổng quát về “ ngũ hành sinh khắc “ thì Hỏa khắc Kim nhưng do sự kết hợp giữa can và chi như đã trình bầy ở trên ta lại có thêm các loại : Thiên thượng hỏa , Sơn đầu hỏa...vv… các loại này sẽ không sung khắc nhiều với Hải trung kim vì lửa ở trên trời ( thiên thượng hỏa ) hay lửa trên đầu núi ( sơn đầu hỏa ) mấy khi gặp chất kim loại ở dưới nước ( Hải trung kim ) để mà nung chẩy , để mà khắc chế . Ngược lại là trường hợp của cặp vợ chồng cả hai mệnh cùng thuộc hành hỏa , trên nguyên tắc tổng quát thì cùng một hàng là tương hòa không có sự sinh khắc nhưng nếu cả hai đều là Tích lịch hỏa ( lửa sấm sét = bùng nổ mãnh liệt rồi tắt ngấm ) thì lại không tốt vì có thể do một bất hòa nhỏ trong gia đình cả hai cùng “ bùng nổ như sấm sét của Tích lịch hỏa “ làm vỡ nát gia đình có thể xẩy ra !


Tất cả các điều đã được trình bầy chỉ với một mục đích nói lên 2 điều :

1/ Nêu lên nguyên tắc “ sinh khắc tổng quát “ giữa các hành
2/ Áp dụng nguyên tắc tổng quát trên vào trường hợp của con người sẽ có nhiều biến thái làm nguyên tắc tổng quát trên bị biến cải và trớ nên phong phú hơn và uyển chuyển hơn rất nhiều , nếu ta áp dụng một cách cứng nhắc nguyên tắc sinh khắc tổng quát giữa các hành nhiều sai lạc lớn có thể xẩy ra.

Thời xưa Ngũ hành sinh khắc đã được áp dụng hết sức rộng rãi trong đời sống như : y dược học cổ truyền , chọn hướng nhà cửa và sơn phết nhà cửa cho hợp với hành của mình , chọn hướng xuất hành ngày đầu năm , khi đi thi , khi cưới gả , so đôi tuổi trong việc dựng vợ gả chồng …..và sau cùng là “ trong nghệ thuật đá gà !!! “






PHẦN 4 


PHÂN ĐỊNH HÀNH CỦA CON GÀ THEO KINH KÊ . 


Việc phân định Hành của con gà không thể dùng sự phối hợp của Can và Chi tùy theo năm vì lý thuyết này được xây dựng cho con người vả lại trên thực tế gà được cáp độ thường cùng tuổi ( sấp sỷ về tuổi năm hay tháng ! ) vì thế chúng sẽ có chung một hành nếu dùng cách phân định hành của con người , lại nữa ta đâu thể biết chính xác con gà đối thủ nở ra năm nào để mà tính ngũ hành sung khắc ! Ở phần viết trên tôi đã có một bảng liệt kê các mầu sắc tương ứng với các hành , Kinh kê đã dựa trên mầu của con gà xem nó tương ứng với mầu của nào của ngũ hành thì cho con gà có hành đó và kết quả là ta có bảng phân loại sau : 


HÀNH CỦA GÀ….....T. SINH NHÂP…T.SINH XUẤT…..T.KHẮC NHẬP…......T.KHẮC XUẤT 


1/ Hành Kim.............Hành thổ…………Hành thủy……… Hành hỏa………...Hành mộc 

* Gà nhạn………….......Gà vàng...........Gà ô……………....Gà điều………….....Gà xám 
* Gà nhạn trổ 
đen hay vàng 


2/ Hành thủy………..Hành kim…………...Hành mộc………..Hành thổ……….....Hành hỏa 

* Gà ô……………........Gà nhạn…………....Gà xám…………...Gà vàng…………....Gà điều 
* Gà ô bông 


3/ Hành mộc…….. …Hành thủy…………Hành hỏa............Hành kim..............Hành thổ 

* Gà xám………….......Gà ô………………...Gà điều………….......Gà nhạn…………...Gà vàng 
* Gà xám trổ 
mã vàng 


4/ Hành hỏa………..Hành mộc………….Hành thổ………….....Hành thủy………....Hành kim 

* Gà điều………........Gà xám…………….Gà vàng…………........Gà ô……………........Gà nhạn 
* Gà điều trổ lau 


5/ Hành thổ………..Hành hỏa…………..Hành kim…………....Hành mộc..............Hành thủy 

* Gà vàng……….....Gà điều……………..Gà nhạn……………....Gà xám………….........Gà ô 
* Gà ó 
* Gà vàng trổ 
mã chuối 



BIỆT LỆ : Theo kinh kê nếu trên con gà trộn nhiều mầu khác nhau thì theo sắc chính nổi bật nhất của con gà mà định hành của nó nhưng nếu gà có đủ 5 mầu của năm hành thì nó là " con gà ngũ sắc " bất kể sắc lông nào nổi bật nhất.. 

Trong bảng trên ngoài phần phân định Hành của con gà theo mầu sắc ,tôi đã liệt kê các tương sinh và tương khắc giữa hành của con gà đối với các hành khác nhằm tiện việc tham khảo khi cáp độ theo mầu sắc .





PHẦN 5 : 



THUYẾT NGŨ HÀNH , VÀI CÂU HỎI CÒN THIẾU CÂU GIẢI ĐÁP . 


Hơn 4 nghìn năm trước vua Phục Hy một ông vua trong huyền thoại của lịch sử nước Tầu đã dựng nên thuyết Ngũ hành để giải thích sự tạo lập và vận hành của trời đất. Mặc dù đây chỉ là một “ thuyết “ không có một phương pháp nào được đề ra để chứng minh , kiểm nhận sự chính xác của nó , các thế hệ sau ông đã mặc nhiên chấp nhận coi đó là một chân lý và rồi tiếp tục khai triển thành những môn học và đem áp dụng trong đời sống hàng ngày chẳng hạn như trong Y học cổ : lục phủ ngũ tạng của con người cũng được chia ra theo Kim , Môc, Thủy , Hỏa , Thổ để khi bi đau yếu bệnh tật thì xem lý do là tại Hỏa vượng , hay Thủy suy , hay . v v …rồi từ đó tìm cách làm hạ Hỏa hay làm vượng Thủy …. Nhằm tạo lại tự quân bình của ngũ hành thi bệnh tất qua đi . Rồi ngay cả khi lập gia đình cũng xem có hợp ngũ hành không , nếu có đứa con yếu đuối cũng xem nó có hợp tuổi , hợp hành với cha mẹ không nếu không ắt phải cho làm con nuôi người khác thì mới khá được ….Có thể nói thuyết Âm dương Ngũ hành có vai trò rất lớn trong các suy tính quyết định của người thời xưa . 
Tôi lúc mới làm quen với thuyết Ngũ hành đã thấy nó có nhiều điều hấp dẫn nên đã có thời tôi mài miệt tìm tòi học với mục đích nếu có tin theo thì cũng biết rõ vì sao mình tin, và nếu có không tin thì cũng biết rõ vì sao mình không tin càng học nhiều càng thấy có nhiều câu hỏi hóc búa dần dần hiện ra mà tôi không tự tìm được câu trả lời , đi cầu cứu các vị cao thâm thì các lời giải thích của các vị này cũng không làm sự hoài nghi của tôi bớt đi được bao nhiêu ! 
Cũng vậy trong khuôn khổ của loạt bài thuyết ngũ hành trong nghệ thuật đá gà này tôi cũng đụng phải một số các câu hỏi mà đối với tôi là hắc búa xin mạnh dạn đưa ra đây cũng mong được ý kiến của các bạn đọc biết đâu nhờ thế vấn đề được soi sáng : 

1/ Việc định hành của con gà sao cho chính xác ? 

Gà phần lớn thường có nhiều mầu , nếu ta coi các con gà chỉ có 1 mầu của ngũ hành như 

Gà ô : là thuần Thủy = 100% hành Thủy nó sẽ có 100% tương sinh và tương khắc của hành thủy vạy làm cách nào để định các con gà Ô bông , Ô ớt … có bao nhiêu % của hành Thủy và còn lại bao nhiêu % của các hành khác ? các con gà này sẽ tương sinh và tương khắc bao nhiêu % với các hành khác ? chắc chắn là không giống trường hợp con ô bông ! Câu hỏi này cũng có thể dặt ra với các con gà điều , gà nhạn , gà vàng…. 
Vấn đề càng phức tạp hơn khi con gà có đến 3 hay 4 mầu ! 
Nếu ta không trả lời được thỏa đáng được câu hỏi này thì việc cáp độ theo hành còn 
giúp được bao nhiêu % . 


2/ Sự thiếu vắng của một số Hành = một số gà ngoài trường đá ! 

Nếu chúng ta làm thống kê ta sẽ thấy các con gà sau tương ít gặp ngoài trường đá 
• Gà nhạn , thưộc hành Kim 
• Gà vàng , thuộc hành Thổ 
• Gà xám , thuộc hành Mộc 

Hai mầu thường gặp nhất là gà mầu Đen và gà mầu Đỏ cùng sự trộn lẫn 2 mầu này với nhau hoặc với các mầu khác , ta hày thử tính xác xuất thắng trận của các con gà ô và gà điều đó : 

Gà đen có hành Thủy có xác xuất thắng rất lớn vì nó thường gặp gà màu đỏ có hành Hỏa ( thủy khắc hỏa ) 
Và nó ít gặp gà vàng hành thổ ( thổ khắc thủy ) hoăc gà xám có hành Mộc ( thủy sinh Mộc ) 

Gà điều có hành Hỏa có xác xuất thắng trận rất nhỏ vì nó ít gặp gà nhạn có hành Kim ( hỏa khắc kim ) và gà xám có hành Mộc ( mộc sinh hỏa ) để nó có thể thủ thắng ! trái lại nó hay gặp gà đen có hành thủy để nó phải thua 

Các bạn thường hay ra trường đều có thể dễ dàng tìm ra các điều này đúng hay sai . 


3/ Phải chăng con gà sui sẻo nhất là con gà ô vì : 

• mùa có lợi nhất cho nó là mùa Đông , mấy ai đá gà vào mùa đông ! 
• giờ có lợi cho nó là các giờ 3 chiều đến 7 giờ tối ( giờ có hành Kim ) hoặc từ 9 giờ đêm đến 1 giờ sáng . Bạn có đá gà vào các giờ đó không ? 
và điều này lại nghich lại với phần thống kê đã nói ở trên ! 


4/ Làm sao để biết con gà thắng trận vì hành của nó thay vì tài sức của nó ? 

Quan sát một độ gà ta có thể nhận định được dễ dàng lý do để 1 con gà thắng trận : 
• nhờ nhanh nhẹn dẻo dai bền bỉ gan góc chịu đòn tốt 
• nhờ đòn mạnh 
• nhờ đòn hiểm 
• nhờ thế đá hay 
Khi nào ta có thể nói được con gà thắng trận không phải nhờ các yếu tố trên mà nhờ Hành của nó khắc chế hành của con gà kia ? 


5/ Việc phân định ngũ hành của con gà có đơn giản quá không ? 
Nếu ta quay nhìn lại sự phân định ngũ hành đối với con người và đối với con gà ta sẽ nhận thấy : ở trường hợp con người từ 5 hành căn bản Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ còn có các “ hành 
chuyển biến “ đưa đến tổng cộng là 30 hành chuyển biến và sự tương sinh , tương khắc giữa các “ hành chuyển biến “ này khác rất nhiều so với 5 hành nguyên thủy . Vói trường hợp các con gà sự phân định hành chỉ dựa trên 5 hành nguyên thủy cho nên sự chính xác của nó so với trường hợp vói con người kém hơn nhiều ! 


6/ Áp dụng Ngũ hành sinh khắc với con người có đưa đến kết quả chính xác không ? 

Với cả 30 hành chuyển biến nói trên chúng ta thử xem thuyết ngũ hành áp dụng với con người có đem đến kết quả khả tín không ? tôi xin đưa ra 2 thí dụ xin quí bạn đọc tìm dùm câu trả lời. 


1/ Võ sỹ quyền anh Muhammad Ali sinh năm 1942 đã có những thành tích như sau : 

• Thành tích như võ sỹ tài tử : 
6 golden glove của tiểu bang Kenturky 
2 golden glove của nước Mỹ 
1 huy chương vàng thế vận năm 1960 
Tổng cộng đánh 106 trận tài tử với 100 thắng và 6 thua 

• Thành tích như võ sỹ nhà nghề 
Từ năm 1960 đến 1963 đánh 19 trận thắng cả 19 trong đó có 15 trận hạ địch thủ KO 
Từ năm 1963 đến năm 1981 năm ông nghỉ đánh võ đài vĩnh viễn với thành tích : 
Thắng 56 trận trong đó có 37 KO 
Thua 3 trận 
Tổng cộng đã 3 lần lãnh huy chương vô địch quyền anh trế giới hạng nặng 

Trong suốt sự nghiệp đánh võ đài ông đã 
Thắng 156 trận 
Thua 9 trận 


2 / Võ sỹ quyền anh Lucky Marciano 

Sinh năm 1926 cho đến khi ông giải nghệ vào năm 1956 với thành tích của các trận nhà nghề được ghi nhận như sau : 

Thắng 37 trận với 32 trận hạ địch thủ KO 
Thua : 0 
5 lần bảo vệ thành công chức vị vô địch quyền anh thế giới hạng nặng 


Câu hỏi được đặt ra ở đây là 2 võ sỹ quyền anh trên trong sự nghiệp lẫy lừng của họ thì họ đã thắng nhờ tài năng và sức lực của mình hay họ đã may mắn không gặp các đối thủ có Hành khắc chế Hành của họ ! chúng ta không nên quên rằng nói một cách thuần túy lý thuyết theo thống kê xác xuất thì cứ trong năm trận 2 võ sỹ trên lên võ đài sẽ có 
• 2 trận họ khắc chế hành của đối thủ và có thể thắng trận 
• 2 trận họ bị hành của đối thủ khắc chế và có thể thua trận 
• 1 trận hòa vì không có sự sinh khắc giữa các hành .





Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Em nghe nói vua Phục Hy thấy cái con Lân hay con cọp gi gì đó mà lập ra
Bát quái (em không nhớ rõ tiên thiên hay hậu thiên nửa) 2 cái bát quái
thành 64 quái. Từ bát thuần Càn ... bát thuần Đoài. Túm lại nguồn cũng
là con số 8 (HAY BÀ TÁM CŨNG ĐƯỢC)

Các đạo sĩ tu trên núi Tà lơn Tà Lọt nghiên cứu ngũ hành (không phải củ
hành) thì đưa ra 5 hành tương sinh tương khắc (không phải tương hột) rồi
biến hoá thêm 30 biến hành... Túm lại là số 5 (HAY ÔNG NĂM CŨNG
ĐƯỢC)

BÀ TÁM + ÔNG NĂM = 13 (con số này thuộc loại bể biên , khai hậu vấn
cán , dẹo lườn, mắt lé .....)

Vì thế cho nên con Gà Ô đá ăn con gà Điều là bởi vì con gà Ô hành thủy
mà nó đứng thế xuôi giọt nước nên nó là con thiên thương thủy (nước
mưa trên ở trời xanh)

Con Gà điều tướng thư sinh nho nhã nên nó là con Sơn hạ hoả gặp mưa
đùng đùng thì lửa tắt ngúm) Con điều thua là tất yếu.

Nhưng nếu con Điều ăn thì sao thì con Điều này người ta phải tả là con
này có tương tá oai hùng râu hùm hàm én tiếng gáy Ồ Ô mạng hỏa
nhưng mà là Thích Lịch hỏa (lửa sấm sét của Lôi công để tạo khí thế
trước khii mưa nên con Ô không khắc con Điều mà đưa tiền cho chủ con
điều xài.)

Nhưng cuối cùng bao nhiêu năm kinh nghiệm lăn lộn chui nhủi trong
trong chốn bội gà , giỏ đệm Em rút ra kinh nghiệm quí báo trên đấu
trường gà chọi và đã gặp một con thần kê là một con gà ô rất lớn, nó
không năm trong 6 biến hành của hành thủy mà nó là con Đại BÌnh Thủy
(bình thủy thì dùng để chứa nước sôi mà Đại bình thủy gọi là môt
chảo nước sôi) cho nên nó là THần kê.




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét